Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba

Hồng Chi Nguyễn ,
Lâm Quốc Hội
Liên lạc chính: Hồng Chi Nguyễn (nhchi@tdu.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ phổ biến, trong đó phát sinh quan hệ thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tồn tại thực tế một cách hiển nhiên. Hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng có sự nhập nhằng giữa quan hệ này và quan hệ bảo lãnh. Nếu pháp luật dân sự ghi nhận rõ ràng về thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba là phù hợp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vào trong quy định pháp luật chung về thế chấp. Tuy nhiên, các vấn đề về quyền được yêu cầu bên được thế chấp thanh toán lại khoản tiền tương ứng khi tài sản của bên thứ ba bị bên nhận thế chấp thanh lý; quyền được nhận thù lao khi hoàn thành công việc; mối quan hệ giữa bên được thế chấp và bên thế chấp chưa rõ ràng, cũng như quyền và nghĩa vụ của bên được thế chấp chưa được ghi nhận. Do đó, khi bên thứ ba tham gia vào giao dịch bảo đảm này, pháp luật chưa có đầy đủ cơ sở bảo vệ tốt cho họ. Vì vậy, việc tìm hiểu và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện về bảo đảm nghĩa vụ bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba để bảo vệ quyền lợi cho các bên (nhất là bên thứ ba) là cần thiết hiện nay.

Từ khóa: Bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản của bên thứ ba , giao dịch dân sự , hoàn thiện quy định pháp luật , rủi ro pháp lý thế chấp tài sản của bên thứ ba

Abstract

Mortgage of assets is one of the common measures of securing obligations, in which a mortgage relationship arises with the assets of a third party to ensure the performance of clearly existing obligations. However, there are currently many opinions that there is ambiguity between this relationship and the guarantee relationship. It would be normal if civil law clearly recorded mortgages with third-party assets to ensure the performance of obligations in the general legal regulations on mortgages. In contrast, issues of right require the mortgagee to repay the corresponding amount when the third party's assets are liquidated by the mortgagee; similarly for the right to receive remuneration upon completion of work; The relationship between the mortgagee and the mortgagee is unclear, and the rights and obligations of the mortgagee have not been recorded. Therefore, when a third party participates in this secured transaction, the author finds that the law does not have a sufficient basis to protect them. Therefore, finding out and making recommendations on securing obligations by mortgaging third party assets to protect the rights of parties (especially third parties) is necessary.

Từ khóa: Civil transactions , guarantee obligations with third party property , law legal risks of mortgage of third party assets

Tài liệu tham khảo

Bùi Đức Giang. (2020). Bảo đảm khoản vay bằng tài sản của bên thứ ba: Từ quy định pháp luật đến thực tiễn áp dụng. Tạp chí Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số 7, 13-15.

Chính phủ. (2021). Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, ngày 19/03/2021 Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Đỗ Văn Đại. (2015). Luật Hợp Đồng Việt Nam - Bản Án Và Bình Luận Bản Án (Tập 1) - Xuất bản lần thứ 6. NXB Hồng Đức - Hội Luật Gia Việt Nam, 411-418.

Đỗ Văn Đại. (2020). Bình luận khoa học về những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015. NXB Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam.

Hoàng Phê. (2010). Từ điển Tiếng Việt. Viện Ngôn ngữ, NXB Từ điển Bách khoa, 934.

Phạm Thị Vân Anh. (2016). Bảo đảm nghĩa vụ trả nợ bằng thế chấp tài sản của người thứ ba trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Quốc Hội. (1995). Số 44-L/CTN, ngày 28 tháng 10 năm 1995, Bộ luật Dân sự.

Quốc Hội. (2005). Số 33/2005/QH11, ngày 14 tháng 6 năm 2005, Bộ Luật Dân sự.

Quốc Hội. (2015). Số 91/2015/QH13, ngày 24 tháng 11 năm 2015, Bộ luật Dân sự.

Quốc Hội. (2013). Số 45/2013/QH13, ngày 29 tháng 11 năm 2013, Luật đất đai.

Tưởng Duy Lượng. (2019). Thực tiễn giải quyết tranh chấp có liên quan đến biện pháp bảo đảm tại cơ quan tài phán và kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9.

Văn Hường. (2020). Sự cần thiết để hoàn thiện quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.