Những hạn chế của pháp luật về xác định công sức đóng góp trong khối tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn và một số đề xuất khắc phục
Article Sidebar

Trong một vụ kiện ly hôn thì việc xảy ra các tranh chấp có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là điều khó tránh khỏi. Trong bối cảnh xã hội phổ biến hình thức gia đình mà chỉ một bên chồng (hoặc vợ) tham gia vào các hoạt động sản xuất, tạo lập kinh tế (tài sản) chung cho cả gia đình còn một bên vợ (hoặc chồng) đảm nhận nhiệm vụ công việc gia đình thì công sức đóng góp của người vợ (hoặc chồng) làm công việc này trong nhiều trường hợp chưa được giải quyết một cách thỏa đáng trong một vụ kiện ly hôn có phân chia tài sản chung. Vấn đề trên đã được điều chỉnh bởi pháp luật về hôn nhân gia đình của Việt Nam. Thế nhưng, còn quá nhiều những bất cập trong việc giải quyết vấn đề này. Dựa trên cơ sở phân tích, tổng hợp, đánh giá các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan, từ đó tác giả tìm hiểu những hạn chế của pháp luật về xác định công sức đóng góp của vợ chồng trong khối tài sản chung khi ly hôn cũng như đề xuất một số biện pháp khắc phục những hạn chế này.
Article Details
Main Article Content
Tóm tắt
Trong một vụ kiện ly hôn thì việc xảy ra các tranh chấp có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là điều khó tránh khỏi. Trong bối cảnh xã hội phổ biến hình thức gia đình mà chỉ một bên chồng (hoặc vợ) tham gia vào các hoạt động sản xuất, tạo lập kinh tế (tài sản) chung cho cả gia đình còn một bên vợ (hoặc chồng) đảm nhận nhiệm vụ công việc gia đình thì công sức đóng góp của người vợ (hoặc chồng) làm công việc này trong nhiều trường hợp chưa được giải quyết một cách thỏa đáng trong một vụ kiện ly hôn có phân chia tài sản chung. Vấn đề trên đã được điều chỉnh bởi pháp luật về hôn nhân gia đình của Việt Nam. Thế nhưng, còn quá nhiều những bất cập trong việc giải quyết vấn đề này. Dựa trên cơ sở phân tích, tổng hợp, đánh giá các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan, từ đó tác giả tìm hiểu những hạn chế của pháp luật về xác định công sức đóng góp của vợ chồng trong khối tài sản chung khi ly hôn cũng như đề xuất một số biện pháp khắc phục những hạn chế này.
Abstract
In a divorce case, the occurrence of disputes relating to the common property of the spouses is unavoidable. While social context popularizes a setup that only a husband (or wife) engages in productive activities to generate financial gains and assets for the whole family; and the wife or husband takes on the tasks of the housework, the contributions of the wife (or husband) has not been sufficiently recognized if during a divorce case, the split in common property is necessary. This problem has been governed by the laws of marriage and family of Vietnam. However, there are too many gaps in addressing this issue as revealed in the analysis, synthesis and evaluation of the provisions of the Law on Marriage and Family 2014 and other relevant legal documents. From there, the author explores the limitations of the law in determining the contribution of spouses in common property when divorced as well as proposing some measures to address these limitations
Tài liệu tham khảo
Đại học Luật Hà Nội, 2017. Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.
Đoàn Thị Phương Diệp, 2006. Về nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam và luật dân sự Pháp. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học – Trường Đại học Cần Thơ, Số 2006-6, tr. 182–185.
Hội đồng Nhà nước, 1986. Luật Hôn nhân và gia đình (Số: 21-LCT/HĐNN7).
Nguyễn Vinh Hưng, 2022. Xác định tài sản chung của vợ chồng đối với doanh nghiệp tư nhân – một số vướng mắc và kiến nghị. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 24(472)/Kỳ 2, tháng 12/2022, tr. 30–34.
Quốc hội, 1959. Luật Hôn nhân và gia đình (Số: 2/SL).
Quốc hội, 2000. Luật Hôn nhân và gia đình (Số: 22/2000/QH10).
Quốc hội, 2006. Luật Bình đẳng giới (Số: 73/2006/QH11).
Quốc hội, 2014. Luật Hôn nhân và gia đình (Số: 52/2014/QH13).
Quốc hội, 2019. Bộ luật Lao động (Số: 45/2019/QH14).
Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, 2016. Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre, 2022. Bản án số 06/2022/HNGĐ-PT ngày 17/05/2022 về tranh chấp chia tài sản sau khi ly hôn.
Trương Thị Điệp, 2019. Bình đẳng giới ở Việt Nam – Thành tựu và thách thức. Tạp chí Khoa học Học viện Phụ nữ Việt Nam, Quyển 6, Số 2 – 2019, tr. 14–19.