Surveying antibiotics use at the Department of General Surgery, Can Tho General Hospital

Thi Minh Nguyet Cao ,
Thi Hong Nguyen Nguyen ,
Ngoc Thuy Phan ,
Phuong Thao Nguyễn ,
Thi Ngoc Mai Pham ,
Thi Thu Huong Nguyen
Principal Contact: Thi Minh Nguyet Cao (ctmnguyet@tdu.edu.vn)

Main Article Content

Tóm tắt

Mục tiêu của đề tài là khảo sát tình hình và đánh giá hiệu quả sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu 383 bệnh án tại Khoa ngoại Tổng hợp thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu từ tháng 6/2020 đến tháng 12/2020. Kết quả cho thấy, nhóm kháng sinh được sử dụng rất đa dạng và phù hợp với khuyến cáo trong 3 thời điểm trước, trong và sau phẫu thuật. Kháng sinh được sử dụng chủ yếu là nhóm β-lactam trong đó phân nhóm cephalosporin thế hệ 2 đơn trị liệu chiếm tỷ lệ cao so với các nhóm kháng sinh khác. Đường tiêm tĩnh mạch chiếm tỷ lệ cao so với đường uống và truyền tĩnh mạch. Đa số bệnh nhân có số ngày sử dụng kháng sinh dưới 5 ngày. Số bệnh nhân sau phẫu thuật không sốt chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối với 94%. Tình trạng bệnh nhân khi ra viện có vết mổ khô hoàn toàn đạt 100%. Dựa vào kết quả thu được từ khảo sát, việc sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa tại Khoa ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ phần lớn phù hợp với khuyến cáo của Bộ Y Tế.

Từ khóa: Tình hình sử dụng kháng sinh , hiệu quả sử dụng kháng sinh , bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa

Abstract

The study's main objective is to survey the situation and evaluate the effectiveness of antibiotic use in patients undergoing gastrointestinal surgery at Can Tho General Hospital. The study design was by cross-sectional descriptive method, retrospectively with 383 patients at the Department of General Surgery who met the sampling criteria from June 2020 to December 2020. The results showed that the group of antibiotics used was very diverse and consistent with the recommendations at the three-time points: before, during, and after surgery. The antibiotics used are mainly β-lactams, of which the secondgeneration cephalosporin monotherapy has a high proportion compared to other antibiotic groups. The Intravenous route accounts for a high proportion compared to oral and intravenous infusions. Most patients had less than 5 days of antibiotic use. The number of patients without fever after surgery accounted for almost the absolute rate of 94%. When discharged from the hospital with a completely dry incision, the patient's condition reached 100%. Based on the results obtained from the survey, the use of antibiotics in gastrointestinal surgery patients at the Department of General Surgery at Can Tho General Hospital is largely consistent with the recommendations of the Ministry of Health.

Từ khóa: Antibiotic use , antibiotic therapy outcome , gastrointestinal surgery

References

Bộ Y tế, 2020. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Ban hành kèm theo Quyết định số 5631/QĐ-BYT ngày 31/12/2020. Bộ Y tế, Hà Nội.

Bùi Thị Tú Quyên và Trương Văn Dũng, 2013. Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan tại khoa Ngoại, Sản Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc năm 2012. Tạp chí Y tế Công cộng, (27), tr. 54–60.

Bùi Thị Kim Tuyến, 2015. Thực trạng sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật và một số yếu tố liên quan ảnh hưởng tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Thanh Nhàn. Tạp chí Y tế Công cộng, (40), tr. 60.

Lương Chất Lường và Huỳnh Thị Mỹ Duyên, 2022. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại Khoa Ngoại Trung tâm Y tế Thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Y Dược Cần Thơ, (54), tr. 152–159.

Nguyễn Thị Bê, 2015. Nghiên cứu tình trạng sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang năm 2014–2015. Luận án CKII, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, tr. 31.

Nguyễn Văn Đời và Nguyễn Thắng, 2022. Tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân mổ lấy thai tại một bệnh viện tỉnh Sóc Trăng năm 2022. Tạp chí Y Dược Cần Thơ, (62), tr. 24–30.

Trần Thị Lý, Lê Thị Hằng và Phạm Thế Dũng, 2020. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân hệ Ngoại tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam, 2(2023), tr. 370–375.