Hàm lượng Polyphenol, Flavonoid toàn phần và một số hoạt tính sinh học của cao chiết từ Cải trời (Blumea lacera (Burm. f.) DC.) và cải đất (Rorippa indica (L.) Hiern.)
Article Sidebar

Nghiên cứu nhằm đánh giá sự thay đổi về hàm lượng polyphenol, flavonoid toàn phần cùng với một vài hoạt tính sinh học (bắt gốc tự do DPPH và ức chế enzyme α-glucosidase hỗ trợ hạ đường huyết) dưới tác dụng của nhiệt qua quá trình phơi khô dược liệu. Đề tài được tiến hành trên các mẫu cao chiết ethanol 96% từ nguyên liệu tươi và khô của cải trời (Blumea lacera (Burm. f.) DC.) và cải đất (Rorippa indica (L.) Hiern.). Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình phơi khô dược liệu giúp tăng hàm lượng hoạt chất của cải trời và cải đất khoảng 2,1 lần. Các hoạt tính sinh học của cải trời thể hiện khả năng kháng oxy hóa và ức chế α-glucosidase cao hơn cải đất. Mẫu cải trời khô bắt gốc tự do DPPH tốt nhất (IC50, DPPH = 76,51 µg/mL), khi giữ nguyên độ tươi của mẫu thì giữ được khả năng ức chế α-glucosidase (IC50, α-glucosidase = 18,23 µg/mL). Kết quả này cung cấp cơ sở về ảnh hưởng của quá trình phơi khô đến hàm lượng hoạt chất và hoạt tính sinh học ở cải trời và cải đất, và cơ sở cho việc lựa chọn dung môi chiết xuất tối hảo cho những nghiên cứu sau.
Article Details
Main Article Content
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá sự thay đổi về hàm lượng polyphenol, flavonoid toàn phần cùng với một vài hoạt tính sinh học (bắt gốc tự do DPPH và ức chế enzyme α-glucosidase hỗ trợ hạ đường huyết) dưới tác dụng của nhiệt qua quá trình phơi khô dược liệu. Đề tài được tiến hành trên các mẫu cao chiết ethanol 96% từ nguyên liệu tươi và khô của cải trời (Blumea lacera (Burm. f.) DC.) và cải đất (Rorippa indica (L.) Hiern.). Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình phơi khô dược liệu giúp tăng hàm lượng hoạt chất của cải trời và cải đất khoảng 2,1 lần. Các hoạt tính sinh học của cải trời thể hiện khả năng kháng oxy hóa và ức chế α-glucosidase cao hơn cải đất. Mẫu cải trời khô bắt gốc tự do DPPH tốt nhất (IC50, DPPH = 76,51 µg/mL), khi giữ nguyên độ tươi của mẫu thì giữ được khả năng ức chế α-glucosidase (IC50, α-glucosidase = 18,23 µg/mL). Kết quả này cung cấp cơ sở về ảnh hưởng của quá trình phơi khô đến hàm lượng hoạt chất và hoạt tính sinh học ở cải trời và cải đất, và cơ sở cho việc lựa chọn dung môi chiết xuất tối hảo cho những nghiên cứu sau.
Abstract
This study aimed to determine the change in the total contents of polyphenols, flavonoids, and some biological activities (DPPH free radical scavenging and enzyme α-glucosidase inhibition) through the impact of heat during the drying process. The study was conducted on 96% ethanolic extracts from fresh and dried Blumea lacera (Burm. f.) DC. and Rorippa indica (L.) Hiern. Results indicated that the drying process increased the active ingredient content of Rorippa indica (L.) Hiern. and Blumea lacera (Burm. f.) DC. by about 2,1 times. While biological activities of Rorippa indica in this study continued to be relatively weak, the samples of Blumea lacera indicated still alternately antioxidant and α-glucosidase inhibitory activities; specifically, the dried sample scavenged DPPH free radical best (IC50, DPPH = 76.51 µg/mL) and preserving the freshness of sample conserved the α-glucosidase inhibitory activity (IC50, α-glucosidase = 18.23 µg/mL).
Tài liệu tham khảo
Ananthi, P., & Kumari, B. R. (2013). Micropropagation, phytochemical screening and Spodoptera litura (F.) larvicidal effect of Rorippa indica (L.). (Ph.D. thesis, Bharathidasan University, pp. 55-56).
Al-Farsi, M., Alasalvar, C., Morris, A., Baron, M., & Shahidi, F. (2005). Comparison of antioxidant activity, anthocyanins, carotenoids, and phenolics of three native fresh and sun-dried date (Phoenix dactylifera L.) varieties grown in Oman. Journal of Agricultural and Food Chemistry, 53(19), 7592-7599.
Chanda, S., & Dave, R. (2009). In vitro models for antioxidant activity evaluation and some medicinal plants possessing antioxidant properties: An overview. African Journal of Microbiology Research, 3(13), 981-996.
Dong, H. Q., Li, M., Zhu, F., Liu, F. L., & Huang, J. B. (2012). Inhibitory potential of trilobatin from Lithocarpus polystachyus Rehd against α-glucosidase and α-amylase linked to type 2 diabetes. Food Chemistry, 130(2), 261-266.
Khandekar, U., Tippat, S., & Hongade, R. (2013). Investigation on antioxidant, anti-microbial and phytochemical profile of Blumea lacera leaf. International Journal of Biological and Pharmaceutical Research, 4(11), 756-761.
Kwon, Y. I., Apostolidis, E., & Shetty, K. (2008). Inhibitory potential of wine and tea against α-amylase and α-glucosidase for management of hyperglycemia linked to type 2 diabetes. Journal of Food Biochemistry, 32(1), 15-31.
Ngô Thúy Duy, Nguyễn Thị Cẩm Giang, Hà Đăng Huy, Huỳnh Ngọc Trung Dung, & Hà Thanh Mỹ Phương. (2022). Khảo sát hàm lượng polyphenol, flavonoid toàn phần và một số hoạt tính sinh học của cao chiết ethanol từ cây cải trời (Blumea lacera (Burm. f.) DC.) và cải đất (Rorippa indica (L.) Hiern.). Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô, 16, 175-188.
Nguyễn Kim Phi Phụng. (2007). Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 35-36.
Pimpliskar, M., & Jadhav, R. (2017). Antimicrobial, antioxidant and hemolytic activities of Blumea lacera. International Journal of Recent Scientific Research, 8(12), 22213-22217.
Rao, A. M. (2021). In vitro antioxidant and anticancer activity of Blumea lacera leaf extract. Journal of Biotech Research, 12, 168-176.
Salisu, A., Veronica, E., Ogechi, N., Uwem, A., & Olakunle, F. A. (2017). Comparative study of the phytochemical, antibacterial and scavenging effects of methanolic leaves extract of Blumea lacera (Burm. f.) DC. and Blumea aurita (Linn f.) DC. Pharmaceutical and Biological Evaluations, 2(6), 264-270.
Satyal, P., Chhetri, B. K., Dosoky, N. S., Shrestha, S., Poudel, A., & Setzer, W. N. (2015). Chemical composition of Blumea lacera essential oil from Nepal. Biological activities of the essential oil and (Z)-lachnophyllum ester. Natural Product Communications, 10(10), 1749-1750.
Swaraz, A. M., Sultana, F., Bari, M. W., Ahmed, K. S., Hasan, M., Islam, M. M., Mohammed, A. S., Hossain, M. H., Islam, M. S., Khan, M. I., & Raihan, M. O. (2021). Phytochemical profiling of Blumea laciniata (Roxb.) DC. and its phytopharmaceutical potential against diabetic, obesity, and Alzheimer’s. Biomedicine and Pharmacotherapy, 141, 111859.
Warner, P. K., Nambiar, V. R. K., & Ramakutty, C. (1996). Indian medicinal plants. Orient Longman, 1, 278-280.
Zhang, C., Suen, C. L. C., Yang, C., & Quek, S. Y. (2018). Antioxidant capacity and major polyphenol composition of teas as affected by geographical location, plantation elevation and leaf grade. Food Chemistry, 244, 109-119.